Máy toàn đạc điện tử là thiết bị như thế nào?
Máy toàn đạc hay là máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử, nó là một máy kinh vĩ điện tử có tích hợp khối đo xa. Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực đo đạc khảo sát địa hình, cũng như các công tác trắc địa trên công trình xây dựng ngày nay nhờ vào khả năng đo đạc nhanh chóng cũng như sự thuận tiện mà máy toàn đạc mang lại cho người đo đạc

Máy toàn đạc điện tử là sản phẩm của sự phát triển công nghệ, được ứng dựng rộng rãi giúp phục vụ cho hoạt động trắc địa

Máy toàn đạc điện tử là sản phẩm của sự phát triển công nghệ, được ứng dựng rộng rãi giúp phục vụ cho hoạt động trắc địa

I. Sơ đồ khối của máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử có cấu tạo theo sơ đồ khối là sự kết hợp của khối kinh vĩ điện tử cùng với khối đo xa điện tử. Phần mềm tiện ích chính là khối trung gian kết nối hai bộ phận kể trên.
Trong đó:
  • Khối đo xa điện tử: có tác dụng đo khoảng cách từ điểm đặt mát tới vị trí đặt gương.
  • Máy kinh vĩ điện tử: tự động trong quá trình đo góc ngang và đứng.
  • Phần mềm tiện ích:
                             + Làm việc với các dữ liệu đo góc, đo cạnh để đưa ra đại lượng cần thiết.
                             + Quản lý, xử lý dữ liệu.
                             + Giao tiếp với máy tính.

Máy toàn đạc điện tử có cấu tạo theo sơ đồ khối là sự kết hợp của khối kinh vĩ điện tử cùng với khối đo xa điện tử
Máy toàn đạc điện tử có cấu tạo theo sơ đồ khối là sự kết hợp của khối kinh vĩ điện tử cùng với khối đo xa điện tử

II. Nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc điện tử

Nguyên lý đo xa được thực hiện bằng phương thức: một đầu sẽ đặt bộ phận thu phát đó chính là điểm đặt máy toàn đạc điện tử còn một đầu là hệ thống phản hồi tín hiệu đó chính là gương. Bộ phận phát tín hiệu sẽ phát tín hiệu về phía hệ thống phản hồi, hệ thống phản hồi sẽ phản hồi lại hệ thống thu của máy. Khoảng cách cần đo được tính theo công thức:
D=vt/2
Trong đó:
  • D là khoảng cách cần đo
  • v là vận tốc lan truyền tín hiệu (v=3.10^8 m/s)
  • t là thời gian lan truyền tín hiệu truyền đi và về trên khoảng cách cần đo
Nguyên lý làm việc của máy toàn đạc điện tử
Nguyên lý làm việc của máy toàn đạc điện tử

III. Các chế độ đo của máy toàn đạc

  • Đo góc
  • Đo khoảng cách
  • Đo tọa độ
  • Xử lý dữ liệu
  • Đo thu thập số liệu hay là đo chi tiết
  • Chuyển điểm thiết kế ra thực địa trong xây dựng dân dụng và thiết kế bố trí
  • Đo diện tích
  • Đo gián tiếp khoảng cách
  • Đo giao hội
  • Các công tác đo đạc tuyến đường

IV. Ứng dụng của máy toàn đạc điện tử

  • Máy toàn đạc điện tử sử dụng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình, trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông.
  • Đo vẽ bản đồ địa hình và xuất sang các định dạng file số liệu khác nhau như file CAD để dễ dàng quản lý trên hệ thống máy tính điện tử
  • Máy được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng ngày nay như các công tác bố trí điểm( chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa)
Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động trắc địa, giúp đo đạc, khảo sát địa hình, địa vật.

Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động trắc địa, giúp đo đạc, khảo sát địa hình, địa vật.

Nhờ việc được ứng dụng rộng rãi như vậy, các sản phẩm máy toàn đạc điện tử cũng ngày càng được đa dạng cả về chủng loại và giá thành. Giá bán máy toàn đạc các loại dao động từ 70 tới 200 triệu đồng. Nếu quý khách đang cần mua thiết bị toàn đạc điện tử chất lượng cao, cho thông số đo đạc chính xác, dễ vận hành... với mức giá hợp lý vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0937 789 112 để được tư vấn. Khách hãng hãy truy cập Website: https://tracdiamiennam.com.vn/ để cập nhật các sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi mới nhất của công ty Địa Long. Trân trọng!

Đối tác